Nguyên nhân đau đầu chóng mặt buồn nôn là do đâu? Cách phòng ngừa

 Nhiều người thường hay rơi vào tình trạng đau đầu và các triệu chứng kèm theo; những không biết nguyên nhân đau đầu chống mặt buồn nôn là do đâu. Hôm nay Thắm chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục luôn ạ; chị em mình lưu lại áp dụng ngay để được khỏe hơn nhé.

1.  Nguyên nhân đau đầu chống mặt buồn nôn

Nguyên nhân đau đầu chóng mặt buồn nôn là do đâu và cách phòng ngừa  1

Nguyên nhân đau đầu chống mặt buồn nôn – chứng bệnh thường gặp hiện nay

 Nguyên nhân đau đầu chống mặt buồn nôn chủ yếu là do thiếu máu lên não. Thiếu máu lên não là tình trạng máu nuôi lên não không đủ; khiến tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Tế bào thần kinh do thiếu năng lượng nên hoạt động và chức năng đều bị ảnh hưởng rất lớn. Thiếu máu lên não khởi phát thường có triệu chứng nhẹ; khó nhận biết và tăng dần theo mức độ bệnh.

 Những triệu chứng phổ biến là: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn cảm giác, cơ thể mệt mỏi, giảm trí nhớ,…

 Thiếu máu lên não thường gặp hơn ở người cao tuổi; người mắc bệnh lý về tim mạch; huyết áp. Song hiện nay, tỉ lệ người trẻ mắc phải tình trạng này ngày càng nhiều. Nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng. Một người bị thiếu máu não có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp:

  • Xơ vữa động mạch: là nguyên nhân gây ra hơn 80% trường hợp thiếu máu não.
  • Tăng huyết áp: khiến thành mạch dần giãn ra; xuất hiện những tổn thương, phình mạch, chảy máu não, hình thành cục máu đông cản trở lưu thông máu.
  • Bệnh lý tim mạch: khiến chức năng bơm máu lên não cũng như mọi cơ quan khác bị suy giảm.
  • Bệnh lý cột sống, đốt sống cổ: gây chèn ép mạch máu nuôi lên não.
  • Ngoài ra, các yếu tố tác động gây thiếu máu não khác gồm: Stress, căng thẳng, lười vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học, lạm dụng rượu bia và thuốc lá,…

2.  Cách Phòng Ngừa Đau Đầu Hoa Mắt Chóng Mặt Tốt Nhất

  2.1. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ dinh dưỡng

 Dinh dưỡng rất quan trọng trong nuôi dưỡng và đảm bảo chức năng của não bộ, tim mạch và hệ tuần hoàn. Với bệnh nhân bị thiếu máu lên não, cần lưu ý bổ sung các loại dinh dưỡng như:

  • Sắt: giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, tăng chất lượng máu nuôi não cũng như toàn cơ thể.
  • Omega - 3: Tăng cường hoạt động của tim và chức năng của não bộ, có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá tuyết,…
  • Nitrat: có trong cải bó xôi, rau diếp,…
  • Polyphenols: có nhiều trong trà, đậu, cacao, các loại hạt,…

 Cùng với đó, người bệnh thiếu máu lên não cần hạn chế những thực phẩm không tốt như: mỡ động vật; thức ăn nhanh; các chất kích thích và nước uống có cồn; thực phẩm chế biến sẵn; phụ gia thực phẩm;…

Nguyên nhân đau đầu chóng mặt buồn nôn là do đâu và cách phòng ngừa  2

Ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe, còn ngăn ngừa các nguyên nhân đau đầu chống mặt buồn nôn

 2.2.  Tập thể dục và vận động hàng ngày, thường xuyên

 Tập thể dục là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và tim mạch. Từ đó giúp việc lưu thông máu đến não tốt hơn. Vì thế, kể cả người bình thường lẫn người bệnh; cần dành thời gian vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút. Các bài tập tốt cho hoạt động của tim mạch và bơm máu lên não gồm: đi bộ; khiêu vũ; tập yoga; kéo giãn cơ thể; đạp xe;….

  2.3.  Nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng

 Tâm lý không ổn định, tình trạng stress, căng thẳng, lo âu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trái tim và não bộ. Chính vì thế mà khi căng thẳng, bực tức, tình trạng thiếu máu lên não thường nghiêm trọng hơn; khiến người bệnh đau nhức đầu, choáng váng, thậm chí ngất và đột quỵ.

  •  Bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để thư giãn cơ thể, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
  •  Đặc biệt cần đảm bảo đủ thời gian ngủ mỗi ngày 7 - 8 tiếng và ngủ sớm trước 11 giờ đêm.

Nguyên nhân đau đầu chóng mặt buồn nôn là do đâu và cách phòng ngừa  3

Giảm stress và nghỉ ngơi đầy đủ để phòng ngừa đau đầu chống mặt buồn nôn

  2.4.  Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định

 Hãy sử dụng thuốc điều trị và thực phẩm chức năng hỗ trợ máu lên não theo đúng liều lượng; thời gian sử dụng mà bác sĩ hướng dẫn. Để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não; cần kiên trì điều trị kết hợp với thay đổi lối sống, dinh dưỡng.

 2.5.  Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

 Thiếu máu lên não có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh như: thiếu máu đột ngột; đột quỵ; suy giảm trí nhớ và chức năng não bộ;…

 Vì thế, người bệnh cần thăm khám định kỳ để kiểm tra mức độ bệnh cũng như rà soát loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn.

Mời bạn tham khảo:

→ 10 Thói quen khiến phổi 'chết dần chết mòn' phải bỏ ngay nếu muốn sống lâu

→ 5 thói quen gây giảm thọ bạn cần bỏ ngay

→ 05 Mẹo cắt cơn đau dạ dày cấp tốc

→ 08 Thói quen tàn phá dạ dày "khủng khiếp"

 Nếu như anh chị đang có các triệu chứng của thiếu máu lên não; có thể áp dụng một số biện pháp trên để phòng tránh. Ngoài ra, tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ như: Omega 3 giúp bổ não giúp tăng tuần hoàn.

 Omega3 cũng có rất nhiều loại lắm, để biết loại nào hiệu quả anh chị nhắn Thắm tư vấn nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

PHẠM HỒNG THẮM

►Hotline : 0909 737 869

►Email : thamphampt01@gmail.com

► Kênh Youtube: Phạm Hồng Thắm

► Facebook: Phạm Hồng Thắm

return to top
0 Giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của bạn
icon-zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo
icon-call
Gọi ngay
Tư vấn
Đặt lịch